Để
bê tông siêu thấm hút phát huy tác dụng, chúng cần phải được dùng như một lớp phủ trên cùng của mặt đường. Nước trút xuống đường sẽ được hút qua vô số các viên
đá sỏi tương đối lớn trên bề mặt xuống một phần nền
gạch, đá vụn lỏng hơn ở phía dưới. Các hệ thống ống tiêu nước gắn với phần nền gạch, đá vụn có thể giúp tăng lượng nước đường bê tông hút cạn.
Kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu tại một bãi đỗ xe hơi cho thấy, siêu bê tông đã hút tới 880 gallon (tương đương 4.000 lít) nước chỉ trong vòng 1 phút. Và phần lớn lượng nước trút xuống biến mất gần như ngay lập tức khi chạm tới mặt đường.
Theo các nhà sáng chế, ngoài việc giúp chống ngập lụt bề mặt trong các cơn mưa bão, bê tông của họ cũng có thể khiến các con đường an toàn hơn thông qua việc ngăn chặn hình thành các vũng nước ngập, tiềm tàng rủi ro.
Đại diện nhà sản xuất giải thích: "Bê tông thấm hút cho phép nước bề mặt tháo rút tự do qua bề mặt đường yếu xuống vị trí ngầm dưới đất, với khả năng đóng vai trò như một hồ trữ nước trong các thời điểm mưa lớn. Trong những giai đoạn như vậy, đặc tính siêu thấm này có thể hỗ trợ việc trì hoãn thải nước bề mặt vào các hệ thống thoát nước, giảm nguy cơ quá tải hệ thống và gây ngập lụt.
Cận cảnh lớp bê tông siêu thấm phủ trên bề mặt đường. Ảnh: Daily Mail
Ngoài tác dụng chống ngập lụt chớp nhoáng ở các khu vực đô thị, bê tông siêu thấm hút còn có thể được ứng dụng để giúp làm giảm sự đốt nóng của tarmac (vật liệu gồm đá dăm trộn với nhựa đường) khi trời nắng nóng, khi đó nước tích trữ trong hệ thống phía dưới đường bê tông sẽ bay hơi, tạo ra hiệu ứng làm mát giúp giảm nhiệt độ bề mặt.
Nhược điểm của loại bê tông nói trên là không thể sử dụng ở các khu vực chịu lạnh cực điểm. Lí do vì, loại bê tông này nhiều khả năng sẽ bị hủy hoại khi nước phía dưới bị đóng băng và khiến bề mặt phía trên bị oằn và nứt tách.